Tài chính cá nhân
Banker Viet • 18/07/2021
Thời điểm dịch bệnh này có lẽ thị trường chứng khoán không còn lại điểm đến hấp dẫn cho đến khi có các tín hiệu khả quan hơn về dịch bệnh, kinh tế vĩ mô. Để đầu tư trong thời điểm này, có lẽ các kênh tiền gửi sẽ là an toàn nhất, nhưng lãi suất lại thấp. Vậy hãy cùng Kinh tế học giản đơn tìm hiểu một số kênh các bạn có thể đầu tư trong lúc này.
Đây có lẽ là kênh an toàn nhất và thanh khoản tốt nhất (dễ rút tiền) trong thời điểm này. Nếu gửi kỳ hạn 1-5 tháng, phần lớn các ngân hàng đều trả từ mức 3.2% – 3.8% / năm tùy kỳ hạn (trần lãi suất dưới 6 tháng của ngân hàng nhà nước là 4.0% / năm). Từ kỳ hạn 6 tháng trở lên, 4 ngân hàng có vốn nhà nước lớn (VCB, BIDV, VIETIN, AGRI) trả vào khoảng 4.0%-4.5%/năm. Các ngân hàng cổ phần như ACB, Techcom, VPB sẽ trả vào khoảng 4.5%-5%/năm. Đặc biệt, ngân hàng Sài Gòn (SCB) có mức lãi suất tốt nhất 6.22%.
Hiện ai không cần rút tiền ngay, có thể xem xét gửi SCB kỳ hạn 6 tháng, có thể xem là tối ưu nhất. Bên cạnh đó các ngân hàng nhỏ hơn như Bắc Á, Việt Á cũng có mức lãi suất vào khoảng 6% cho kỳ hạn 6 tháng.
Hiện này các công ty chứng khoán đều có phân phối chứng chỉ tiền gửi với lãi suất 8-9%/năm (do định chế tài chính phát hành – ví dụ: FE Credit) hoặc trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất từ 7% đến trên 10% / năm.
Trái phiếu / chứng chỉ tiền gửi được xem là rủi ro hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng do bản chất là nhà đầu tư chính là người cho doanh nghiệp vay, cho nên nhà đầu tư nên tìm hiểu về doanh nghiệp phát hành.
Đối với trái phiếu, nhà đầu tư phải xem kỳ trả lãi (coupon) là khi nào (1 tháng, 3 tháng, v.v.) để nắm giữ đến lúc nhận coupon. Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi có thể được bán lại cho nhà đầu tư khác, tuy nhiên, do thị trường trái phiếu không có thanh khoản cao nên nhà đầu tư nhỏ lẻ không nên mua các loại trái phiếu có kỳ hạn quá dài (trên 1 năm).
Các app như Finhay, Tikop đều có tính năng gửi tiết kiệm như ngân hàng. Mức lãi suất không kỳ hạn của Tikop là 6%/năm, Finhay là 4%/năm (thay đổi tùy theo thời điểm). Còn kỳ hạn 3 tháng của Tikop là 7.5%/năm, Finhay là 6%/năm. Tuy nhiên, các app có thể thu phí nếu số tiền duy trì trên TK thấp – Finhay thu 0.09%/tháng đối với thành viên có số dư dưới 5 triệu đồng.
Ngoài ra, các app này cũng cho phép các bạn đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua các quỹ đầu tư của app (app sẽ đầu tư lại vào các chứng chỉ quỹ chuyên nghiệp khác). Tỷ lệ lợi nhuận năm 2020 là 5%-15% tùy theo loại quỹ bạn chọn (với tỷ lệ phân bổ giữa trái phiếu và cổ phiếu khác nhau). Tuy nhiên, theo quan điểm của mình thì hình thức này không hấp dẫn bằng việc các bạn mua chứng chỉ quỹ chuyên nghiệp trực tiếp.
Các quỹ này được quản lý bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp nên các bạn có thể yên tâm về tỷ suất lợi nhuận tốt hơn lợi nhuận của thị trường (VNINDEX). Ngoài ra các quỹ cũng có các sản phẩm phân bổ giữa trái phiếu và cổ phiếu dành cho các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp. Hiện trên thị trường các bạn có thể đầu tư 2 loại.
Tên chứng chỉ | Lợi nhuận 2021 tính đến 30/06/2021 |
---|---|
E1VFVN30 của Dragon Capital Đầu tư theo rổ VN30 | 40% |
FUESSV30 của SSI Đầu tư theo rổ VN30 | 42% |
FUESSV50 của SSI Đầu tư rổ 50 cổ phiếu lớn trên sàn Hose và HNX | 36% |
FUESSVFL của SSI Chuyên đầu tư cổ phiếu tài chính ngân hàng | 62.7% |
Thời điểm này, theo quan điểm của mình, nhà đầu tư có thể chờ thị trường giảm rồi hãy mua chứng chỉ quỹ (niêm yết hoặc không niêm yết) để tối ưu lợi nhuận có thể là một chiến lược hợp lý.